Home            :: MỤC LỤC ::

MỤC ĐÍCH NHÓM CHỦ TRƯƠNG

 LỊCH SỬ MẸ MỄ DU
 THÔNG ĐIỆP HÀNG THÁNG
TIN TỨC-THÔNG BÁO
 MỤC HỎI ĐÁP
 BÀI HÁT MẸ MỄ DU
 HỒI KÝ HÀNH HƯƠNG
 BÀI VIẾT CHIA SẺ
 ĐỌC SÁCH VỀ MẸ MỄ DU
 SỨ ĐIỆP MẸ MARIA
 HÌNH ẢNH MẸ VÀ THÁNH ĐỊA

 TRANG LIÊN KẾT MẸ MỄ DU

 TRANG LIÊN KẾT MẸ MARIA
 LIÊN LẠC
 GÓP Ý
 
 
 
 
 
 
Số lần truy cập

    

Bài Viết Chia Sẻ

1. Những ngày sau cùng của Mẹ Maria và Thánh Gioan ở Thổ Nhỉ Kỳ (memedu@dk)

Trong bài giảng của Cha xứ Adolf Meister thành phố Århus (Đan Mạch) vào chúa nhật thứ 6. Phục sinh năm 2005, cha nói:"...I oldkirkens dage gik der en anekdote om den Johannes, som har skrevet evangelieteksten til 6. søndag i Påsken. Han blev meget gammel og tilbragte de sidste mange år i Efesus i det nuværende Tyrkiet. Han ville absolut til messe i kirken hver morgen, også da han blev så affældig, at han af ungen mænd måtte transporteres i en bærestole. Undervejs frem og tilbage blev han ved med at sige til disse mænd: Sønner, I skal elske hinanden!. Det sagde han hele tiden. Til sidste var der en af unge, som sagde: Fader Johannes, du har sagt til os mange gange, at vi skal elske hinanden. Har du ikke noget andet at sige til os?. Han svarede: Jo, det har jeg, min søn, og meget andet endda. Det skal vi nok tage hul på, når I er begyndt at elske hinanden som jeg har elsket jer…”
Tạm dịch: ”… Trong thánh sữ có viết về một câu chuyện của thánh Gioan Tông đồ, người đã viết bài đọc Phúc Âm cho ngày chúa nhật thứ 6. Phục Sinh. Lúc đó ngài đã quá già yếu và lưu lại những ngày sau cùng của cuộc đời mình ở Efesos thuộc lãnh thổ của Thồ Nhỉ Kỳ. Mặc dầu đã quá già yếu nhưng ngài lúc nào cũng muốn đi dự Thánh Lễ sáng. Đến lúc không thể tự đi được, ngài nhờ các thanh niên khiêng ngài trong một cái ghế. Trên đường đi lúc nào ngài cũng nhắn nhủ cho các thanh niên nầy là: Các con phải thương yêu nhau. Ngài nhắc đi nhắc lại câu nầy nhiều lần đến nổi một thanh niên bực mình nói: Thưa Cha, sao Cha cứ nhắc đi nhắc lại ”Các con phải thương yêu nhau” hoài, Cha không còn có câu nào khác để nhắc nhở chúng con hay sao? Ngài trã lời: Có chứ, ta có chứ, các con của ta, ta còn nhiều điều muốn nói với các con lắm. Nhưng khi nào các con bắt đầu thương yêu nhau như ta thương yêu các con, thì lúc đó ta sẽ nói…”

Các bạn thân mến trong bài giảng của cha xứ Adolf Meister chúng ta nhận thấy là Cha có nhắc đến những ngày sau cùng của Thánh Gioan Tông đồ (thánh sữ) ở Efesos thuộc lãnh thổ của quốc gia Thồ Nhỉ Kỳ. Chúng ta thử tìm hiểu xem quốc gia Thổ Nhỉ Kỳ với diện tích to lớn, với trên 3000 ngọn núi, một quốc gia với 97% người Hồi giáo, 2% Thiên Chúa Giáo có những liên quan gì đến đạo Công giáo chúng ta.
Trước hết chúng ta tìm hiểu về thành phố Efesos thời thánh Gioan, sau đó là tìm hiểu nguyên do tại sao thánh Gioan và Mẹ Maria lại cư ngụ ở Efesos (Thổ Nhỉ Kỳ).

Thành phố Efesos:

Trong các bài Thánh Thư của thánh Phao-lồ có những bài giảng ngài gởi cho các tín hữu thành Efesos. Như vậy có sự liên quan giữa Mẹ Maria, thánh Gioan, thánh Phao lồ và thành Efesos.
Về địa hình, ngày xưa (khoảng năm 133 trước Chúa Giáng Sinh) Efesos là một thành phố hải cảng lớn rất quan trọng cho việc buôn bán giữa Âu Châu và Á Châu (* ngày nay thành phố nầy, vì bị hiện tượng Bảo Cát, không còn là một hải cảng nữa mà là một vùng đất khô cằn với những di tích lịch sử nổi tiếng trên thế giới, là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới như đền thờ Artemis).
Do đó khi đế quốc La Mã bành trướng đã dùng thành phố nầy làm trụ sở chính của họ ngoài Roma (nước Ý). Từ đại bản doanh nầy họ sẽ cai trị những quốc gia thuộc khu vực Á Châu (như Thổ Nhỉ Kỳ, Do Thái, Irak, Syria, …).
Là một người Thổ (sinh ra tại thành phố Tarsus, Nam Thổ, cách Syria khoãng 150 km) thánh Phaolồ thường giảng đạo ở Efesos và Corinth (hay Côrintô thuộc Hy Lạp, tiếng Thổ giống tiếng HyLạp).
Tại Efesos (hay Ephesus hay Efes tiếng địa phương) có sản xuất một loại bia nổi tiếng của Thổ tên bia EFES.
Tại Efesos có những di tích liên quan đến đạo Thiên Chúa Giáo như sau:
. nhà Mẹ Maria
. mồ Mẹ (hiện bây giờ các nhà Khảo cổ chưa tìm ra được chổ, có thể vì Mẹ Hồn Xác lên trời)
. mồ Thánh Goan Tông Đồ (Thánh Sử)
. mồ Thánh Sử Luca

Ngoài ra ở những nơi khác của Thổ Nhỉ Kỳ có:
. mồ thánh Tông đồ Philippê ở Pamukkale
. nơi sinh ra của Thánh Phaolồ ở Tarsus
. nơi sinh ra của St. Nicholas (Bishop) ở Demre (Patara)
. nơi sinh ra của Tổ phụ Abraham ở Sanhurfa
. nơi chiếc tàu ông Noê (Noah) đã dừng bến sau Lụt Đại Hồng Thủy tại núi Ararat (Agri)

Các bạn muốn tìm hiểu thêm về địa hình thành phố La Mã Efesos xin bấm vào http://www.jenschristian.dk/efes_kort700.htm , rồi bấm vào “Klik her for at se tekster til numrene” Rất tiếc trang web bằng tiếng Đan, memedu@dk cố gắng dịch ra dưới đây:

BẢN ĐỒ thành La Mã Efesos:
2. Bymure og Magnesia-porten (tường thành và cổng vào Magnesia)
3. Øst-gymnasium (viện học đường phía đông)
4. Varius-badene (khu tắm các quan lớn)
5. Akvadukterne og badene (hệ thống dẫn nước)
6. Statsagoraen (khu hành chánh)
7. Basilika (thánh đường)
8. Odeon
9. Den imperiale kult og templerne (đền thờ)
10. Prytaneion
11. Memmius monumentet (dinh thự Memmius)
12. Fontænen (khu cung cấp nước)
13. Pollio-fontænen (khu cung cấp nước Pollio)
14. Domitian-templet (đền thờ Domitian)
15. Inskriptionstalleriet (Khu Mã số)
16. G. Laecanius Bassus-fontænen (khu cung cấp nước Bassus)
17. Herakles-porten (cổng vào Herakles)
18. Kurét gaden (cửa Kuret)
19. Trajan-brønden (giếng nước Trajan)
20. Det runde tårn (Tháp tròn)
21. Skolastika-termerne (Viện học đường)
22. Latrinerne (toiletterne) (Khu Vệ Sinh)
23. Hadrian-templet (đền thờ Hadrian)
24. Romerske villaer (làng La-mã)
25. Oktagonen
26. Den byzantiske fontæne (hệ thống dẫn nước thành phố)
27. Bordellet (khu ăn chơi)
28. Den monumentale port (cỗng dinh thự)
29. Celsius-bibliotket (thư viện Celsius)
30-31. Handelsagoraen (khu thương mại)
32. Serapis-templet (đền thờ Serapis)
33. Marmorgaden (đường lót đá hoa cương)
34. Teatret (hí trường La Mã, nơi đây Thánh Phaolồ đã giảng đạo nhiều lần)
35. Den hellenistiske fontæne (khu cung cấp nước)
36. Vejen til havnen (đường ra biển)
37. Teatergymnasium (viện học đường ngành ca hát)
38. Verulanus sportsarena (khu Thể Thao)
39. Havnegymnasium og dets Paleistra (viện học đường ngành hàng hải)
40. Havnebadene (khu tắm biển)
41. Den hellige Jomfru Marias kirke (nhà thờ Đức Trinh Nữ Maria, đây là nơi mà năm 431 Hội đồng Third Ecumenial Council đã họp tại Efesos và đã tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria là ”Mẹ Thiên Chúa”. Nhà thờ nầy đã được tôn vinh là nhà thờ Đức Bà độc nhất và đầu tiên trên thế giới thời bấy giờ. Mẹ có lưu lại tại nơi nầy một thời gian với thánh Gioan)
42. De byzantiske bade (khu tắm của thành phố)
43. Akropolis (khu cổ La mã)
44. Stadion (sân vận động)
45. Vedius gymnasium (viện học đường Vedius)

Mẹ Maria và Thánh Gioan:
... trên đường vác thánh giá lên đồi Golgotha, nơi mà ngài sẽ chịu nạn trên cây thập giá, Chúa Giêsu quay về hướng Mẹ Maria và thánh Gioan (St. John) đang lặng lẽ theo ngài (để chia sẻ sự đau đớn với ngài). Ngài nói với Mẹ: “Mẹ ơi, đây là con Mẹ” và ngài nói với thánh Gioan: “Đây là Mẹ của anh”. Theo thánh kinh sau khi ngài đã chịu chết trên cây thập giá, thánh Gioan mang Mẹ về nhà anh của ngài ở Jerusalem, thánh tông đồ Gia-cô-bê (St. James), để bảo vệ và chăm sóc cho Mẹ".
Một thời gian sau, khi 12 tông đồ đã bắt đầu tin tưởng vào sự Phục sinh của Chúa Giêsu (sau nhiều lần ngài hiện ra cho họ), họ bắt đầu phân tán ra để đi rao giảng tin mừng cho thế gian. Thánh Gioan chịu trách nhiệm khu Á Châu vùng Anatolia.
Sau khi thánh tông đồ Gia-cô-bê bị chặt đầu, thánh Gioan nhận thấy Mẹ sẽ không được an toàn (vì cuộc bắt đạo lúc đó đang phát triển rất mạnh) nếu còn ở Jerusalem. Do đó ngài đã đưa Mẹ xuống thuyền và đi Efesos (ngang qua Syria và vùng Anatolia). Mục đích của ngài là trước hết trốn thoát sự hiễm nguy, và sau đó là có cơ hội để ngài truyền giáo tại một thành phố lớn nhầt của La-Mã bấy giờ là thành phố Efesos.
Như đã viết ở trên, thánh Phaolồ vì là một người Thổ, do đó ngài thường giảng đạo ở Efesos. Ngài đã viếng Efesos 3 lần trong 3 năm (lần thứ hai ngài đến từ Corinth hay Corintô quốc gia Hy Lạp) và đã có làm phép lạ nhiều lần để thu phục dân Efesos. Lúc đầu thì dân theo ngài rất đông, nhưng vì những người bán đồ kim hoàn (thờ thần Artemis) phá rối , do đó thánh Phaolồ bỏ Efesos và đi Macedonia. Ngài rất thất vọng và không trở lại Efesos nữa.
Năm 1818 nữ tu người Đức Anna Katherina Emmerich (1774-1820) vì bịnh nặng nên chỉ nằm trên giường, đã thị kiến nhìn thấy Mẹ và thánh Gioan đến Efesus sau khi Chúa chịu tử nạn trên cây thập giá.
Dưới đây là những lời thuật lại của nữ tu Emmerich:
“… Ở Efesos được 3 năm Mẹ vì quá thương nhớ Jerusalem, nên Mẹ muốn được về thăm. Thánh Phêrô và Gioan rước Mẹ trở về thăm thành Jerusalem. Ở Jerusalem Mẹ thình lình trở bịnh nặng. Người ta chuẩn bị xây một ngôi mồ cho Mẹ ở Jerusalem. Nhưng sau khi họ xây xong thì Mẹ khỏe trở lại và trở về Efesos (*Giáo hội Chính Thống Giáo tin rằng ngôi mồ ở Jerusalem nầy của Mẹ, nhưng sự thật chỉ là mồ trống).
Sau khi trở về Efesos Mẹ trở bịnh nặng lần nữa và chết tại đây lúc 64 tuổi. Các thánh đã chôn Mẹ ở cách nhà Mẹ khoãng 2 km.
Sau khi Mẹ chết một thời gian thì thánh tông đồ Thomas (Tôma) đến thăm Mẹ, và khi biết Mẹ đã chết ngài khóc lóc thảm thiết đến nổi các tông đồ thấy tội nghiệp và hướng dẫn Tôma ra thăm mồ Mẹ. Nhưng khi mở cửa mồ ra thì khăn liệm còn đó nhưng xác Mẹ đã mất (*Mẹ hồn xác lên trời) ..."

Ngoài ra nữ tu Emmerich mặc dầu cư ngụ ở Đức quốc (chưa bao giờ đi Thổ Nhỉ Kỳ) nhưng đã diễn tả rất rỏ vị trí trong và ngoài khu nhà của Mẹ (nhà nầy do Thánh Gioan đã xây cho Mẹ).

Hình trên trái: đường vào nhà Mẹ. Hình trên phải: tiền đường nhà Mẹ

Hình dưới trái: bên hông nhà Mẹ. Hình dưới phải: vườn trước nhà Mẹ

Nhờ vào những cuốn sách mà nữ tu Anna Katherina Emmerich đã viết và để lại cho thế gian, các nhà khảo cổ cũng như sử gia Thiên Chúa giáo đến Efesos để tìm nhà Mẹ.
Cho đến ngày 27 tháng 06 năm 1891 một phái đoàn người Pháp gồm 2 Cha và 2 người Truyền giáo đã tìm ra được nhà Mẹ trên núi Aladag cách Efesos 3 km. Sau đó Đức Tổng Giám Mục Monseignor Timoni thành phố Izmir (thành phố lớn thứ nhì Thổ, sau Istanbul, nằm ở phía Tây Bắc Thổ, Efesos thuộc thành phố nầy) đã triệu tập một phái đoàn gồm 7 Cha và 5 chuyên gia để điều tra. Và tháng 12 năm 1892 phái đoàn đã xác nhận đó chính là nhà Mẹ.

Khu nước suối mà Mẹ đã dùng ngày xưa. Ngày nay một số người đã được chửa bịnh nhờ uống nước suối nầy


Năm 1896 Tòa thánh Vatican đã công nhận: nơi chôn cất Mẹ ở Efesos.
Năm 1934 Đức Tổng Giám Mục Bulgaria (Bảo Gia Lợi) Roncalli (về sau trở thành Đức Giáo Hoàng Gioan 23) đã đến thăm nhà Mẹ, nhưng không leo núi Aadag được (vì lúc đó chưa có làm đường lên núi). Do đó ngài đành phải đứng dưới chân núi cầu nguyện.
Năm 1967 Đức Giáo Hòang Phaolồ đệ VI đã công nhận: những ngày sau cùng Mẹ đã ở Efesos.
Từ ngày 30 tháng 11 năm 1979 sau khi Đức Giáo Hòang Gioan-Phaolồ đệ II viếng nhà Mẹ ở Efesos, thì hằng năm những người công giáo Thổ tổ chức hành hương viếng nhà Mẹ ngày 15 tháng 08, ngày mừng Mẹ Hồn xác Lên Trời.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolồ đệ II đang quỳ cầu nguyện trong nhà của Mẹ

Ngày nay nhà Mẹ đã được Cơ quan “House of the Virgin Mary” (Panaya Kapulu) chăm sóc và bảo trì.
Thánh Gioan về sau được mệnh danh là “Tông Dồ của các tiểu quốc Châu Á”. Ngài đã viết Thánh Kinh tại đây (Efesos). Khi ngài mất đi, ngài ao ước được chôn trong nhà thờ của ngài (Basilica of St. John) trên đồi Ayasuluk (cách Efesos vài cây số), và ngôi mộ của ngài phải càng thấp càng tốt (*điều nầy đã nói lên đức tính khiêm nhường của ngài)

* Bạn có thể bấm vào đây để xem một số hình ảnh của phái đoàn hành hương Efesos từ Đan Mạch năm 2003

 
  :: Cập nhật ngày: 24/07-2005          
             

Copyright © Me Me Du DK. All rights reserved.
Denmark

Liên Lạc E-mail: MeMeDuDK@yahoo.dk